Hội môi giới đánh giá thị trường tại Hà Nội và TP.HCM không hấp dẫn các hoạt động mua đi bán lại của các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu cơ. Nguyên nhân bởi giá gần như không có tỷ lệ tăng cao như vài năm trước đây. Thậm chí nhiều dự án còn giảm giá bán bằng nhiều hình thức khác nhau.
Đầu cơ đất tại các tỉnh lẻ đang hấp dẫn hơn tại Hà Nội và TP.HCM.
Việc đầu cơ đất tại Hà Nội và TP.HCM không còn sự hấp dẫn, các nhà đầu tư, đầu cơ đã chuyển dịch hoạt động đến những thị trường mới tại các tỉnh lẻ trên cả nước có sức hấp dẫn hơn. Giá, các ưu đãi đầu tư và đặc biệt là có sự đầu tư mạnh của chính Nhà nước vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị tại khu vực này. Điều này cũng cho thấy thị trường bất động sản từ năm 2017 đến nay đã không còn sự độc tôn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang.
Người người Về quê… buôn đất!
Người săn nhà phố giá rẻ, kẻ mua đất nền rớt giá, nhưng cũng có người về tận vùng quê, cách xa các thành phố lớn hàng trăm km để tìm kiếm những lô đất mua đi bán lại.
Anh Thanh, một cư dân đang sinh sống tại TP. HCM lại tậu đất tận xã Đức Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Lô đất anh mua có diện tích 1.000 m2 đất vườn, có cả vườn điều, hạt tiêu. Ngoài ra, anh Thanh còn mua thêm 2 mẫu bàu trồng sen. Tổng giá trị cả đất vườn, đất bàu khoảng 600 triệu đồng. Hiện anh đang cho người bà con thuê lại với tổng giá 46 triệu đồng/năm.
“Việc mua lô đất trên tiện một công đôi việc, vừa tạo thu nhập thêm cho họ hàng, vừa có thêm thu nhập cho gia đình mình, trong khi lại có chỗ để thỉnh thoảng đưa gia đình, bạn bè về thư giãn, các sản phẩm của nhà trồng được như sen, cá lóc, điều, tiêu… lúc nào cũng có sẵn. Khu vườn cách TP. HCM khoảng 130 km, đường đi lại thuận tiện, chỉ mất khoảng 2,5 – 3 tiếng đồng hồ chạy ô tô là đến. Hiện cả đất vườn và bàu sen có người trả chênh lệch 50 triệu đồng nhưng tôi không bán”, anh Thanh thổ lộ và cho biết, trước đây, anh có mua đất gần các khu công nghiệp hoặc trong khu dân cư giáp ranh thành phố, xây nhà trọ cho thuê, nhưng hiện giờ đầu tư vào những chỗ này không tốt như trước, nên anh quyết định chuyển về quê.
Bất chấp thị trường bất động sản tại các thành phố lớn ảm đạm, đất thổ cư ở các vùng quê, nhất là các thị trấn, thị tứ vẫn không giảm giá, thậm chí có nơi còn tăng nhẹ. Tại chợ huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), mỗi m2 đất có giá từ 8 – 10 triệu đồng, đắt hơn cả nhiều khu vực thuộc TP. Thanh Hóa. Tuy nhiên, khoảng cách từ chợ huyện Đông Sơn đến TP. Thanh Hóa cũng chỉ chưa đầy 3 km.
Đến Đại gia nô nức bỏ phố… “về quê“
Các thị trường vùng ven như Bình Dương đang có sức hút lớn với chủ đầu tư và người mua nhà.
(ĐTCK) Thị trường bất động sản phía Nam gần đây chứng kiến diễn biến trái chiều, trong khi thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu sụt giảm mạnh về nguồn cung, thì tại các thị trường bất động sản vùng ven, hàng loạt dự án mới được tung ra thị trường.
Dự án vùng ven dồn dập công bố
Quỹ đất để phát triển dự án ở TP.HCM ngày càng khan hiếm, nhất là ở khu vực trung tâm, khiến các doanh nghiệp địa ốc TP.HCM hướng ra vùng ven và các tỉnh lân cận để săn quỹ đất mới phát triển dự án.
Sau thành công của hàng loạt dự án tại TP.HCM, Tập đoàn Hưng Thịnh đã âm thầm thực hiện chiến lược tiến ra vùng ven, trong đó Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là hai địa bàn trọng tâm đang được nhắm đến.
Ngoài Hưng Thịnh, tuần qua, Tập đoàn Novaland cũng đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phương án xây dựng Dự án Palm Beach Vũng Tàu, rộng khoảng 99,5 ha – là khu đô thị nghỉ dưỡng mới mang phong cách châu Âu với đầy đủ các tiện ích cao cấp tại trục đường 3/2 thuộc phường 10 và 11, TP. Vũng Tàu.
Ngoài Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, các khu vực vùng ven khác như Long An, Bình Dương cũng chứng kiến sự vào cuộc mạnh mẽ của các đại gia địa ốc.
Còn tại Bình Dương, nguồn tin từ ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) cho biết, trong năm 2018 và thời gian tới, TDH nhắm đến việc mở rộng quỹ đất bằng nhiều phương thức như hợp tác với doanh nghiệp có sẵn quỹ đất, đấu giá, đền bù trực tiếp… và đang chuẩn bị để công bố hàng loạt dự án mới.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản về xu hướng nhiều doanh nghiệp phát triển ra vùng ven, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh cho rằng, với TP.HCM, quỹ đất đã bắt đầu khan hiếm, nhưng xét thị trường chung thì quỹ đất còn rất lớn, vấn đề là phát triển như thế nào và phát triển đến đâu.
“Cách đây 15 – 20 năm về trước, nói đến TP.HCM, ai ra quận 9 hay Thủ Đức để ở thì xem như người không có tiền, còn bây giờ, ai muốn mua nhà đất ở các quận này phải có nhiều tiền, bởi giá đất ở đây bây giờ đã tăng rất mạnh”, ông Thìn nói và cho rằng, câu chuyện của bất động sản các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai khả năng cũng sẽ giống như kịch bản vùng ven của TP.HCM 15 năm về trước. Bởi hiện nay, chính sách phát triển hạ tầng kết nối liên vùng ngày càng được hoàn thiện, thì câu chuyện người dân sinh sống ở TP.HCM ra vùng ven để ở sẽ trở thành xu hướng tất yếu.
“Ở Nhật Bản hay ở Mỹ, người dân đi làm với quảng đường 100 – 200 km là bình thường do hạ tầng phát triển quá tốt. Còn ở TP.HCM, với sức ép đô thị ngày càng gia tăng, trong tương lai, người dân có thể sống ở Đồng Nai, Bình Dương hay Bà Rịa – Vũng Tàu và đi làm ở TP.HCM là chuyên bình thường”, ông Thìn nói và cho rằng, xu hướng này đã bắt đầu đến giai đoạn chín mùi khi chính sách đầu tư hạ tầng liên vùng thời gian qua phát triển mạnh.
Sau “cơn sốt” đất, nhiều người bỏ phố về quê sinh sống
Thời gian qua, nhà đất tại Tp.HCM nóng sốt, nhiều người bán được nhà, kiếm được số tiền lớn nhưng thay vì ồ ạt “lên phố” tậu nhà cửa để thay đổi cuộc sống, họ lại rời phố về mua đất xây nhà ở vùng ven.
Từ cuối năm 2017 đến nay, giá đất một số khu vực trung tâm Tp.HCM “bỗng dưng” tăng mạnh 4-7 lần, có nơi tăng vọt lên hơn 10 lần, đã khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ không thể “bám” mãi ở thành phố mà phải bán tài sản để mang tiền đi mua nhà đất ở nơi khác sinh sống, còn dư kha khá dành làm tiết kiệm về già.
“Khi tôi mua căn nhà này chỉ có vài trăm triệu đồng do con cái cho, nghĩ cũng lớn tuổi sống quanh quẩn trong nhà. Giờ thấy được giá thì bán đi để lấy tiền về Củ Chi mua đất xây một căn nhà khác sống, có không gian hơn để hưởng tuổi già. Số tiền này chúng tôi có làm tiếp hết đời cũng không dành dụm được”, theo ông Minh chia sẻ.
Để tìm kiếm một cơ ngơi yên tĩnh, thảnh thơi tận hưởng cuộc sống, giới nhà giàu tại TP.HCM đang có xu hướng mua nhà đất ven đô thay vì khu vực trung tâm. Đây cũng là xu hướng tất yếu, khi các vấn đề an ninh, môi trường sống, chất lượng cuộc sống… ngày càng được quan tâm.
Sự lên ngôi của bất động sản ven đô
Một thực tế, dù có nhiều tiền, việc tìm kiếm một không gian sống đúng nghĩa trong khu vực nội đô TP.HCM đang trở nên ngày càng khó khăn. Mật độ dân số gia tăng khiến các khu trung tâm trở nên đông đúc, ngột ngạt nhưng lại thiếu đi những không gian thư giãn cho cư dân. Tình trạng này cũng kéo theo những lo lắng về an ninh bất ổn, môi trường sống không được trong lành… Vì thế, dễ hiểu khi giới thượng lưu – những người luôn chú trọng chất lượng sống – đang dịch chuyển sang xu hướng mua bất động sản nhà gắn liền đất tại các vùng ven đô.
Sự phát triển của hạ tầng giao cũng là một yếu tố thúc đẩy bất động sản ven đô phát triển mạnh mẽ.
Đăng ký tư vấn